Trồng hàng chục ngàn cây xanh trên đèo Măng Đen
Vòng chơi đầu tiên, hai đội trải qua vòng thi mang tên "Cưỡi ngựa tìm găng tay". Hai đội đã có màn chào sân đầy "sóng gió" khi liên tục… té ngựa bởi chướng ngại vật đường trơn. Không chỉ vậy, pha tìm găng tay đầy tính giải trí khiến sân khấu cười muốn nội thương.Sang đến vòng chơi thứ hai, hai đội thể hiện sự phối hợp ăn ý để cùng nhau chinh phục trò chơi Lùa bóng và Lấy nước bằng dây. Đúng với tinh thần quyết thắng, hai đội thi đấu đầy máu lửa. Đội nào sẽ giành chiến thắng?Vòng chơi khán giả chứng kiến hội 8 chị gái chợ Đông Hà thi nhau giành ghế nảy lửa. Ghế thì giành được, còn tình cảm chị em liệu có "đóng băng" chỉ vì cái ghế? Chợ Đông Hà là một điểm hành trình đáng nhớ với vô vàn điều ấn tượng. Hãy cùng những người thân yêu đón xem chương trình nhân dịp mùng 5 Tết để cười thật sảng khoái đón năm mới đầy may mắn tài lộc.Cùng đón xem Tôi yêu chợ Việt mùa 9 tập 35, lên sóng lúc 11h40 ngày 02/02/2025 trên Thanh Niên Online, Youtube Báo Thanh Niên, Fanpage Báo Thanh Niên và Tiktok Báo Thanh Niên.Chương trình Tôi yêu chợ Việt mùa 09 do Báo Thanh Niên cùng Big Vision Media phối hợp thực hiện. Mọi chi tiết, hoặc nhu cầu quảng cáo/ tài trợ trong chương trình, vui lòng liên hệ BTC:Email: toiyeuchoviet@gmail.comHotline: 0901306899Học sinh tiếng Anh tích hợp có bao nhiêu 'con đường' vào lớp 10 công lập?
Ngày 23.5, tin từ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, bệnh viện đã phẫu thuật cắt khối u xơ tử cung nặng 3,2 kg cho nữ bệnh nhân N.T.M (46 tuổi, ngụ Tiền Giang). Sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật đã ổn định, và đã xuất viện.
HP giới thiệu loạt sản phẩm tích hợp AI mới tại thị trường Việt Nam
"Đặc biệt, cần tăng cường quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác", ông Ngãi nói.
Ngày 27.1, bác sĩ Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, cho biết đã có kế hoạch đảm bảo công tác y tế trong đêm bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thời gian từ 0 giờ đến 0 giờ 15 ngày 29.1.Mục đích nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách xem bắn pháo hoa; sẵn sàng tiếp nhận sơ cứu, vận chuyển cấp cứu cho người dân, khách tham quan khi có vấn đề về sức khỏe.Cụ thể, Trung tâm cấp cứu 115 và 17 bệnh viện trên địa bàn sẽ túc trực sẵn sàng công tác cấp cứu tại 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao (khu vực đường hầm sông Sài Gòn, TP.Thủ Đức, khu đền tưởng niệm Liệt sỹ Bến Dược, xã Phú Mỹ Hưng. H.Củ Chi), 13 điểm bắn pháo hoa tầm thấp. Mỗi bệnh viện chuẩn bị phân công 2 kíp cấp cứu (mỗi kíp gồm 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng và 1 lái xe), chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư trang thiết bị y tế.Các Trạm cấp cứu 115 vệ sinh sẵn sàng thực hiện cấp cứu khi có yêu cầu.Trung tâm cấp cứu 115 cũng đã đưa ra các tình huống dự phòng và 4 tình huống khẩn cấp trong cấp cứu bắn pháo hoa đêm giao thừa.Theo đó, kíp cấp cứu phối hợp cùng lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ và ban tổ chức xử trí các trường hợp cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện phù hợp.Theo đó, đối với trường hợp bị mắc bệnh lý cấp cứu nội khoa (như rối loạn tri giác, khó thở, đau đầu dữ dội, yếu liệt, co giật, ho ra máu, ói ra máu...), kíp cấp cứu phối hợp thực hiện các biện pháp xử trí sơ cấp cứu cần thiết.Đồng thời, báo cáo Tổng đài 115 và ban tổ chức để được điều phối hỗ trợ, vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất, phù hợp nhất với tình trạng bệnh.Đối với trường hợp về bệnh lý tim mạch, đột quỵ não, kíp cấp cứu vận chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.Đối với trường hợp té ngā, chấn thương, kíp cấp cứu vận chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.Các trường hợp khác, kíp cấp cứu vận chuyển đến các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa phù hợp.Kíp cấp cứu khẩn trương xử trí tại chỗ và báo cáo về Tổng đài 115 và ban tổ chức hỗ trợ điều phối, huy động lực lượng. Trung tâm cấp cứu 115 điều phối các trạm cấp cứu vệ tinh huy động lực lượng toàn bộ các bệnh viện thành phố tiếp nhận người bệnh.
Bị cắt trợ cấp, doanh số ô tô điện, xe PHEV trên toàn cầu sụt giảm
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...